5 thời điểm rửa tay theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới

11/12/2020 Thứ sáu

5 thời điểm rửa tay là một cụm từ khá mới lạ được giới chuyên gia đề ra sau sự xuất hiện của dịch bệnh COVID-19. Liệu nó có ý nghĩa như thế nào và tác dụng của nó là gì? Không phải ai cũng biết 5 thời điểm rửa tay thường quy được tổ chức y tế khuyến cáo là gì? Điểm nhanh 5 thời điểm rửa tay theo WHO và thời điểm rửa tay có ý nghĩa, tác dụng gì trong phòng chống dịch bệnh?

VSF

1. 5 thời điểm rửa tay để phòng dịch COVID-19

1.1. 5 thời điểm rửa tay được tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo

Thời điểm cần rửa tay trước khi:

- Bác sĩ tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân;

- Trước khi thực hiện một thao tác hoặc thủ thuật nào mới trên cùng một người bệnh. Việc này sẽ hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo từ các bộ phận khác nhau trên người;

- Trước khi mang găng tay y tế vào;

- Trước khi thực hiện những hành động có nguy cơ lây nhiễm như ăn và uống. COVID-19 là dịch bệnh nguy hiểm do có nguy cơ lây qua đường tiêu hóa;

- Trước khi trở về nhà từ bệnh viện hoặc từ những nơi công cộng đông người nói chung;


Tay là bộ phận thường sẽ có rất nhiều vi khuẩn (Ảnh Internet)

 

5 thời điểm rửa tay sau khi:

- Sau khi từ bệnh viện trở về nhà riêng;

- Sau khi đã tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi nhiễm COVID-19. Đặc biệt là sau khi đã tiếp xúc với dịch tiết, niêm mạc của bệnh nhân hoặc vùng da có vết thương. Ngay cả đối với những trường hợp chỉ tiếp xúc thông thường cũng cần tuân thủ 5 thời điểm rửa tay;

- Sau khi tiếp xúc với những vật dụng của bệnh nhân hoặc người nghi nhiễm COVID-19. Sau khi tiếp xúc với những đồ vật nơi công cộng. Bởi vì đó là đồ vật có khả năng đã tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh;

- Sau khi đã tháo găng tay y tế và để tay trần;

- Sau khi đi vệ sinh xong cũng cần rửa tay thật sạch;

1.2. Thời điểm rửa tay có tác dụng gì trong việc phòng chống COVID-19?

5 thời điểm rửa tay là phương pháp đơn giản nhưng cũng hữu hiệu nhất phòng chống dịch COVID-19. Việc rửa tay là một thao tác vô cùng dễ dàng, đơn giản, ai cũng có thể thực hiện. Nó không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật cũng như kiến thức về bệnh lý.

Vì vậy mà 5 thời điểm rửa tay có thể được áp dụng cho cả những người bình thường. Chứ không chỉ áp dụng cho bác sĩ, y tá và những người làm trong lĩnh vực y tế.

2. 6 bước rửa tay áp dụng cùng 5 thời điểm rửa tay để mang lại hiệu quả tốt nhất

Cùng với 5 thời điểm rửa tay, người ta cũng lập ra 6 bước rửa tay cần tuân thủ. Thực hiện 6 bước này đúng theo trình tự giúp việc rửa tay mang lại hiệu quả tốt nhất:


6 bước rửa tay thường quy mang đến hiệu quả phòng dịch tốt nhất (Ảnh Internet)
 

Bước 1: Ta làm ướt hai bàn tay với nguồn nước sạch. Tiếp đó lấy một lượng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay vừa phải cho vào lòng bàn tay. Lượng dung dịch được lấy ở mức 3 đến 5 ml là vừa đủ. Sau đó xoa hai lòng bàn tay vào nhau, lặp lại hành động chà xát nhiều lần.

Bước 2: Dùng cả bàn tay để nắm gọn và xoay những ngón tay của bên còn lại. Đổi bên và cũng thực hiện lại các bước tương tự.

Bước 3: Dùng lòng bàn tay của bên này để chà xát mu bàn tay bên kia. Sau đó đổi bên và lặp lại các động tác.

Bước 4: Kỳ cọ thật kỹ ở các kẽ ngón tay. Có thể dùng ngón tay của bàn tay bên này để chà xát các kẽ món của bàn tay bên kia. Sau đó đổi bên và lặp lại các thao tác.

Bước 5: Làm sạch 5 đầu ngón tay bằng cách chụm chúng vào nhau. Sau đó cọ vào lòng của bàn tay kia và xoay đi xoay lại.

Bước 6: Mở nước và xối, kỳ cọ để tay sạch hết bọt xà phòng và dung dịch rửa tay. Dùng khăn giấy sạch hoặc khăn lau sạch để lau khô cho tay.

3. Thời điểm rửa tay có ý nghĩa như thế nào trong công tác phòng chống dịch bệnh

Thực hiện 5 bước rửa tay để bảo vệ bản thân, gia đình, xã hội (Ảnh Internet)

 

Thời gian để áp dụng cho một lần rửa tay chỉ mất từ 20 đến 30 giây. Hoặc nếu kỹ lưỡng hơn thì cũng chỉ mất khoảng 1 phút đồng hồ để thực hiện.

Tuy đơn giản là vậy nhưng đây lại là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất để phòng ngừa dịch bệnh nói chung, không chỉ là COVID-19 mà còn là đa số những căn bệnh lây nhiễm ngoài da khác. Chính vì vậy hãy cùng áp dụng 5 thời điểm rửa tay để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

 

Nguồn: Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam