Rác thải nhựa và những con số đáng lo ngại
28/12/2022
53 lượt xem
Bạn có biết, mỗi năm đại dương phải chứa đựng khoảng 14 triệu tấn rác thải nhựa, kéo theo đó ít nhất 2.144 loài phải sống trong môi trường ô nhiễm nhựa nghiêm trọng, dự báo năm 2040, rác thải nhựa trên đại dương tăng gấp 4 lần (WWF, 2022).
Từ hơn 2000 công trình nghiên cứu về tác động của nhựa với hệ sinh thái biển, WWF đã tổng hợp và cho biết, rác thải nhựa đã xuất hiện ở những vùng nguyên sinh của Trái Đất như Bắc Cực hay là ở khu vực sâu nhất đại dương là Rãnh Mariana. Hàng chục triệu tấn rác thải bị đổ ra đại dương, 60% trong số chúng chính là rác thải nhựa dùng một lần.
Ngoài ra, theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), trong năm 2021, thế giới đã sử dụng 460 triệu tấn nhựa, gần gấp đôi so với năm 2000. Mặc dù, rác thải nhựa gia tăng, song chỉ có 15% được phát hiện là đã thu gom để tái chế, nhưng chỉ 9% được tái chế thực sự, 6% còn lại được xử lý làm chất cặn bã.
Một số giải pháp đã được đưa ra như: cấm, đánh thuế các sản phẩm nhựa dùng một lần, dọn rác, thu gom và phân loại rác đầu nguồn, sử dụng làn, túi vải khi đi chợ để tái sử dụng nhiều lần, v.v. tuy nhiên nhân tố tác động lớn nhất vẫn là con người.
Với mục đích nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về tác hại của nhựa dùng một lần trong bữa ăn, thúc đẩy thực hành và lan tỏa lối sống xanh bền vững, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt đã triển khai chiến dịch “Bữa trưa giải cứu trái đất”, cùng thông điệp “Dùng nhựa một lần, mang nợ một đời”, diễn ra từ 19/12/2022 - 13/01/2023
Đặc biệt hơn, chiến dịch đang tổ chức Challenge “Bữa trưa giải cứu trái đất” với những phần quà hấp dẫn dành cho những người yêu môi trường
Hãy tham gia ngay tại https://www.facebook.com/.../a.1251551524.../670440144563636